Với nhiệm vụ đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, con trai chị viết: “Con gà gáy to như con lợn”, “Tivi to như con trâu”, “Con trâu khỏe như Sơn Hanma (một nhân vật nổi tiếng trên TikTok)”, “Bạn em cao như cửa sổ” hay “Cây đào đẹp như con mèo”…
Trao đổi với PV Gia Đình & Xã Hội, chị Nguyễn Nguyệt Anh cho biết, hai tuần nay đều đặn ngồi học cùng con. Mỗi tối, con trai chị có 1 phiếu toán, 1 phiếu tiếng Việt và 1 phiếu tiếng Anh. Mỗi phiếu có từ 15-25 câu hỏi. Ngoài ra còn 3 trang đề cương môn tự nhiên và xã hội cần hoàn thành và học thuộc.
Để giải quyết hết các phiếu bài tập này, con chị cần trung bình 2 tiếng đồng hồ. Những ngày không tập trung, giờ học tại nhà kéo dài 3 tiếng.
Chị Nguyệt Anh không cho con học thêm. Chương trình lớp 3 tương đối dễ, chị và chồng phân công nhau đọc sách giáo khoa để nắm nội dung và hướng dẫn con làm bài tập về nhà.
Tuy nhiên, mỗi đợt thi học kỳ, chị Nguyệt Anh thấy căng thẳng vì khối lượng bài tập nhiều.
“Mùa thi học kỳ, trẻ học như công nhân tăng ca. Ngày 6-7 tiếng ở trường, tối 2 tiếng ở nhà. Nhiều bài tiếng Việt tôi không biết hướng dẫn con thế nào, đành lên mạng tham khảo và đọc cho con chép. Nên tôi hiểu vì sao phần đông các gia đình cho con đi học thêm từ lớp 1“, chị Nguyệt Anh tâm sự.
Phải làm nhiều bài tập, trẻ làm bài với tâm lý làm cho xong để còn chơi. Kết quả là những phiếu bài tập “cười ra nước mắt” ra đời. Chị Phạm Ngọc Yến (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ tờ phiếu bài tập tiếng Việt “bất ổn” của con trai.
– Tivi to như con trâu
– Bạn em cao như cửa sổ
– Con trâu khỏe như Sơn Hanma (một nhân vật nổi tiếng trên TikTok)
Nhưng phải đến những câu sau mới “sang chấn”:
– Cây đào đẹp như… con mèo
– Con gà trống… ngáy to như con lợn.
Trước đó, nhiều bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học cũng “viral” vì quá hài hước.
Chẳng hạn như có em học sinh khi được yêu cầu tìm 2 từ, mỗi từ có tiếng chứa vần “iêng” và đặt câu với mỗi từ tìm được, học sinh này làm ngon lành cành đào từ đầu tới… gần cuối. Đến đoạn đặt câu, câu 1 học sinh này đặt là “em đi xe đạp rất siêng năng”, câu 2 là… “em đang ăn kiêng”.
Dù tất cả các câu đều được cô giáo chấm đúng, thế nhưng phụ huynh đọc xong thì cạn lời. “Mới có lớp 1 ăn kiêng gì con ơi”, câu cảm thán cùng loạt icon cười chảy nước mắt của giáo viên cũng đủ thấy nhóc con này biết tấu hài cỡ nào.
Khi được yêu cầu đặt 1 câu có hình ảnh so sánh, học sinh này chọn mẹ làm nhân vật chính để viết. Tuy nhiên, không phải là những câu hoa mỹ, lung linh dạt dào tình yêu mà “trần trụi” đến phũ phàng: Mẹ em dữ như sư tử!
Có những bài tập tiếng Việt với người lớn thì chỉ xong trong 1 nốt nhạc nhưng khi giao cho học sinh tiểu học thì thật sự là một nhiệm vụ khó khăn. Nguyên do là trẻ mới làm quen với dạng bài này, vốn từ còn ít, suy nghĩ khá ngây ngô….
Những sai sót trong bài tập tiếng Việt rất phổ biến ở lứa tuổi này vì các em có vốn từ vựng ít, lại toàn học trước quên sau nên cứ dạy vài hôm lại quên hết kiến thức, thậm chí còn nói một đằng suy diễn một nẻo. Nếu thấy con làm sai, bố mẹ không nên quát mắng con mà nên giảng giải nhẹ nhàng cho con hiểu. Đừng vội vã chê bai, trêu chọc khiến con nản chí và thui chột niềm yêu thích học tập nhé.
NT (SHTT)