Mỗi tháng gửi về cho mẹ chồng 7 triệu, lúc bà đổ bệnh nhìn sổ tiết kiệm vợ chồng tôi kinh ngạc

Ban đầu mỗi tháng tôi gửi về cho mẹ chồng 3 triệu, sau đó tăng lên 5 triệu rồi 7 triệu. Bố mẹ tôi không còn, bố chồng cũng qua đời rồi nên tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ đẻ, không tiếc gì với bà.

Tôi và chồng kết hôn khi còn khá trẻ, 24 tuổi. Cưới được 2 năm thì bố chồng đột ngột đổ bệnh, nằm viện nửa năm thì ông qua đời. Bệnh tình của bố đã tiêu hết tiền tiết kiệm của ông bà, thậm chí mắc nợ rất nhiều.

Để trả hết nợ, hai vợ chồng tôi cố gắng làm việc. Nhưng lương ở quê không cao, không kiếm được bao nhiêu, cứ đà đó thì mấy năm mới trả hết nợ nên vợ chồng tôi lên lên thành phố kiếm việc làm.

Mỗi mình mẹ chồng ở nhà, hai vợ chồng không yên tâm nên gọi điện về quê thường xuyên. Khi trả được hết nợ rồi, chồng bàn mỗi tháng gửi ít tiền về cho mẹ.

– Mẹ già rồi, rất dễ ốm đau bệnh tật. Đưa ít tiền để mẹ làm sổ tiết kiệm phòng ốm đau sau này em à. 

Thực ra mẹ chồng có lương hưu, mỗi tháng được 4 triệu. Bà lại trồng rau, nuôi gà, chi phí ở quê thấp nên tôi nghĩ từng đó cũng đủ để bà chi tiêu. Nhưng nghĩ chồng nói có lý nên tôi vẫn gửi tiền về để mẹ tự giữ cho yên tâm, lại tỏ được lòng hiếu thảo.

Thế là ban đầu mỗi tháng tôi gửi về cho mẹ chồng 3 triệu, sau đó tăng lên 5 triệu rồi 7 triệu. Bố mẹ tôi không còn, bố chồng cũng qua đời rồi nên tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ đẻ, không tiếc gì với bà.

Mỗi tháng gửi về cho mẹ chồng 7 triệu, lúc bà đổ bệnh nhìn sổ tiết kiệm vợ chồng tôi kinh ngạc
Tôi coi mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. (Ảnh minh họa)

Khi chúng tôi đưa tiền, mẹ chồng cảm kích lắm. Bà nghẹn ngào nói:

– Mẹ có lương hưu cũng đủ sống qua ngày. Nhưng các con đã đưa tiền thì mẹ cứ cầm vậy, coi như mẹ giữ hộ các con kẻo tiêu mất, sau này khi nào cần thì cứ nói mẹ đưa cho.

Mẹ chồng sống rất tằn tiện, chẳng tiêu pha gì dù mỗi tháng có gần chục triệu. Nhiều lần nhắc mẹ đừng tiết kiệm quá, cố gắng tận hưởng mà bà không chịu nghe nên tôi đành chịu.

Một lần khi đang làm việc, mẹ chồng bỗng gọi điện cho tôi nói bà cảm thấy không khỏe trong người. Hai vợ chồng tôi vô cùng lo lắng, vội vàng xin nghỉ phép để về quê đưa mẹ đi khám.

Bác sĩ nói mẹ chồng cần phải phẫu thuật và sẽ tốn rất nhiều tiền. Vợ chồng tôi mới mua nhà nên chẳng còn đồng nào, đành nói mẹ chồng rút tiền tiết kiệm của bà để chi trả trước, nếu không đủ thì chúng tôi sẽ vay mượn thêm.

Lúc này mẹ chồng mới lắp bắp nói rằng bà không có đồng nào tiết kiệm cả. Nghe đến đây, vợ chồng tôi không khỏi hoảng hốt. Những năm qua vợ chồng tôi gửi tiền về cho bà đều đều, chắc cũng được hơn 300 triệu. Mẹ vẫn có lương hưu, lại sống tiết kiệm như vậy tại sao bây giờ không còn một đồng?

Mỗi tháng gửi về cho mẹ chồng 7 triệu, lúc bà đổ bệnh nhìn sổ tiết kiệm vợ chồng tôi kinh ngạc - 1

Bác sĩ nói mẹ chồng cần phải phẫu thuật và sẽ tốn rất nhiều tiền. (Ảnh minh họa)

Ban đầu mẹ nói dối rằng bà bị bọn lừa đảo lừa tiền, nhưng vợ chồng tôi không tin. Sau nhiều lần bị gặng hỏi, cuối cùng mẹ mới khai thật là đưa hết tiền cho con gái.

– Em các con chỉ ở nhà làm nội trợ, không làm ra tiền sẽ bị chồng và nhà chồng coi thường. Mẹ thương con bé nên mỗi tháng đều gom góp lén đưa tiền cho nó.

Vợ chồng tôi tức không nói nên lời. Thật không ngờ chúng tôi đưa tiền cho mẹ, mẹ lại đưa tiền cho em gái. Nhưng chuyện đã rồi, có cãi vã cũng chẳng giải quyết được việc gì, chuyện trước mắt là xoay tiền cho mẹ làm phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Chúng tôi đành bàn với em gái, tiền viện phí của mẹ sẽ chia đôi. Vợ chồng tôi chịu một nửa, vợ chồng em chịu một nửa. Nào ngờ em lại tạt cho chúng tôi một gáo nước lạnh:

– Con gái đi lấy chồng như bát nước hắt đi, anh chị không thể bắt em đóng góp được. Vả lại em có đi làm kiếm ra tiền đâu, giờ ngửa tay đi xin tiền chồng, bố mẹ chồng thì sau này em biết sống sao ở nhà chồng. Tính khí bố mẹ chồng em như thế nào không phải anh chị không biết.

Chồng tôi tức đỏ cả mặt. Cuối cùng hai vợ chồng đành phải đi vay tiền để chữa bệnh cho mẹ. Sau khi mẹ xuất viện, hỏi bà muốn sống ở quê hay lên thành phố ở với con trai và con dâu. Bà nhất quyết ở lại quê nên chúng tôi cũng không ép buộc.

Sau này hai vợ chồng vẫn gọi điện về nhà thường xuyên, nhưng nhất quyết không gửi tiền về quê nữa. Bà cần gì chúng tôi sẽ mua gửi về. Chứ đưa tiền cho mẹ, mẹ cũng chẳng nỡ tiêu pha rồi lại dồn hết tiền gửi cho con gái thôi.

Theo Cẩm Tú (Tri thức & Cuộc sống)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *