“Bài toán kinh tế” trước ngày diễn ra đám cưới này đang nhận được sự quan tâm từ netizen. Ai từng trong tình huống này sẽ hiểu!
Chuyện cưới xin chưa bao giờ là chủ đề hết hot, càng hot hơn nếu liên quan đến tiền bạc. Trên MXH đang có một câu chuyện gây tranh cãi về việc cân đo chi phí tổ chức đám cưới, cô dâu chú rể vì không thoả hiệp nên quyết định huỷ đám cưới. Đoạn clip tóm tắt sự việc nhanh chóng viral, thu về hơn 1,5 triệu lượt xem và hàng chục ngàn bình luận sau hơn 1 ngày đăng tải.
Đàng trai yêu cầu tiết kiệm chi phí, thuê váy cưới rẻ, đòi cầm luôn tiền phong bì, cô dâu: Huỷ cưới!
Cụ thể, cô dâu này đã phải huỷ cưới sát ngày vì không chấp nhận sự tính toán của đàng trai. Theo đó, chú rể nghe theo lời mẹ sắp xếp, muốn gói gọn đám cưới trong 100 triệu, chia 50/50. Nhà trai yêu cầu cắt giảm tối đa các khoản chi phí: Phóng sự cưới, ảnh cưới chụp ít lại, váy cưới thuê rẻ cũng được,… Chỉ cần sau này về ở với nhau cảm thấy hạnh phúc là đủ.
Ngoài ra, chú rể đặt ra vấn đề để ba mẹ cầm luôn tiền phong bì, coi như tiền tiết kiệm khi vợ chồng khó khăn thì bố mẹ sẽ trả lại. Vì chú rể sợ để 2 vợ chồng cầm tiền thì tiêu hết mất, thậm chí còn tính toán: “Cưới xin thì phải có lãi chứ không muốn bù vốn!”.
Tiền mừng cưới cũng là tiền nợ, ảnh cưới 10 năm chưa xem lại
Câu chuyện nhanh chóng nhận được sự quan tâm của netizen, vì chủ đề đánh trực diện đến tiền bạc và quan điểm tài chính của mỗi người. Theo đó, phần lớn những người đã tổ chức đám cưới đều có chung ý kiến: Tiền anh – Tiền em phải rõ ràng.
– “Nhiều người chưa cưới nên không hiểu, chi phí để tổ chức một đám cưới là một con số không nhỏ, và gia đình hai bên ai cũng có phần. Với riêng gia đình mình, đám cưới tổ chức đơn giản cho tiết kiệm cũng được, nhưng phong bì nhà nào nhà đó cầm. Khách của ba mẹ chồng đương nhiên dâu rể không thể cầm, và ngược lại. Để đến khi còn biết ai với ai mà đi lại cho người ta chứ!”.
– “Nếu đám cưới do ba mẹ đứng ra tổ chức và chi trả mọi chi phí, thì ba mẹ cầm phong bì là đúng, dâu rể nhận vàng là được. Nhưng nếu như do cả dâu rể góp vào thì phải phân rõ ràng, mối quan hệ của ai thì người đó giữ cho khỏi lăn tăn.”
– “Với kinh nghiêm của bản thân, mình thấy tiết kiệm là đúng bởi sau đám cưới chi phí gánh nợ cũng là vợ chồng mà thôi. Cũng phải nhìn vào thực tế bố mẹ có kinh tế hay không nữa. Chỉ cần làm đúng là được”.
– ” Đúng và đủ là được rồi. Ảnh cưới 10 năm sau khi cưới mình còn chưa cầm lên để xem lại, vứt xó rồi. Và tiền cưới nếu bố mẹ bỏ ra tổ chức thì để bố mẹ giữ, tiền bạn của mình mừng thì mình giữ. Tiền đó cũng là tiền nợ!”.
“Né vội, may mà lộ mặt sớm”
Tuy nhiên, bên cạnh việc phân chia tiền nong rõ ràng, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng đám cưới mà đang trai tính toán thế này thì không ổn.
– “Ban đầu chia 50/50 chi phí rồi sau lại còn muốn cầm hết tiền phong bì là sao nhỉ. Đứng trên phương diện là cô dâu, ai chẳng muốn mình xinh và lộng lẫy nhất trong ngày trọng đại, ảnh cưới rầm rộ một chút thì cũng hiểu được. Cả đời cưới 1 lần mà tính toán thôi mà nghe đã hết ham.”
– “Anh muốn cưới xin phải có lãi chứ không bù vốn được đâu, thiệt lắm. Ảnh thật tuyệt vời, quay xe sớm còn kịp”.
– “Né vội, may mà lộ mặt sớm”.
– “Váy cưới thuê rẻ cũng được. Ôi lòng người!”.
– “Thật ra thì đứng về phương diện của các bạn chuẩn bị mặc váy cưới thì luôn muốn tổ chức thật lộng lẫy và ảnh cưới các kiểu rầm rộ nhất, vì cả đời mới cưới một lần mà. Muốn tất cả hoành tráng nhất có thể”.
– “Tôi không quan tâm đến vấn đề tiết kiệm, ai đúng ai sai. Nhưng mà tôi không thích cái kiểu “mẹ anh bảo”. Gặp trường hợp như thế thì tốt nhất các chị em phải suy nghĩ thật kỹ, cân nhắc về lập trường của đối phương.”
Còn bạn, nếu bạn là cô gái trong câu chuyện này, bạn sẽ có quyết định thế nào?
Theo Nguyễn Quỳnh Trang (Phụ Nữ Mới)